Web20.vn

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Cách giảm tải áp lực khi học cùng gia sư


 Gia sư tiếng anh Hà Nội giỏi mong muốn được giúp các em học giỏi hơn , những áp lực con người gặp phải là không ít; Đối với trẻ em cũng vậy, việc học hành của các em không chỉ khiến cha mẹ lo lắng, mà bản thân các em cũng phải chịu rất nhiều áp lực từ phía thầy cô, gia đình và thậm trí từ chính tâm lý, tính cách của các em.
Bất cứ cha mẹ nào cũng dành những gì tốt đẹp nhất cho các con, tuy nhiên việc chăm lo không đúng cách có thể gây ra sức ép cho học sinh với những hậu quả tiêu cực. Mọi đứa trẻ đều cảm thấy hạnh phúc khi đến trường, nhưng “ bệnh thành tích” đã khiến các em học sinh phải gồng mình chạy theo những yêu cầu của cha mẹ, của thầy cô và của toàn xã hội. Có nhiều em học sinh càng ngày càng trở nên trầm cảm, tự ti khép mình vì sợ học, thậm trí có những em ngày càng học kém đi, vì học thêm quá nhiều.Trong những giờ học ở truờng học sinh thấy mình như bị mệt mỏi.Nhiều phụ huynh thấy rằng con của mình học thua kém bạn bè muốn đuợc kết quả tốt nên dồn ép con mình học thêm nhiều nên học sinh quá căng thẳng và giống như bị dồn ép trong những giờ học ở truờng học sinh thấy mình mệt mỏi và còn học thêm ở trung tâm khác nữa nên đó là vấn đề đáng nói ở đây. ,
Những nguyên nhân gây ra căng thẳng, áp lực trong học tập của trẻ?

1. Môi trường giáo dục của Việt Nam:
Học thụ động, quá nhiều lý thuyết khiến học sinh chỉ học và học không được vận dụng tư duy 1 cách thoải mái thông qua các hoạt động kiến thức. Các em không có sự vận dụng giữa lý thuyết đến thực hành gây cảm giác ức chế và bị động
Lớp học quá đông, học sinh ngồi học không thoải mái do chỗ ngồi quá chặt chội. Hiện nay có những lớp số lượng học sinh lên tới 53,56 thậm trí 61 học sinh. Trong khi đó hệ thống cơ sở vật chất chưa thực sự tạo được hứng thú học tập cho các em.
Bệnh thành tích của cha mẹ, thày cô và toàn xã hội: có những lớp tổng kết lên tới gần 100% học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi. Cha mẹ luôn có thói quen hỏi điểm số con cái, và dùng tiêu chí danh hiệu xếp loại cuối năm để nói về việc học của con cái mình.
2. Cha mẹ:
Đặt kỳ vọng quá lớn và thưởng vượt quá khả năng của chúng
Cha mẹ nào cũng hi vọng vào con cái mình, tuy nhiên sự hi vọng đôi khi có thể biến thành kỳ vọng, ảo tưởng nếu như cha mẹ không xác định được khả năng của con cái mình. Có khi các em có năng khiếu ở các môn xã hội, nhưng cha mẹ lại yêu cầu cao ở những môn tự nhiên. Cha mẹ lên kế hoạch kín tuần cho việc học của con cái; Đa số học sinh đều đang học thêm quá nhiều, học ở trường, học phụ đạo buổi chiều, học ở nhà cô, học gia sư, học trung tâm, còn bao nhiêu thời gian cha mẹ lại kèm cặp con học. Trong khi đó khả năng nhận thức và điểm mạnh của từng em là khác nhau.
3. Thầy cô giáo
Dễ có thành kiến với học sinh khiến HS không dám gần hoặc sợ hãi: Để có thể duy trì một lớp học với số lượng học sinh đông như vậy, các thầy cô giáo cũng chịu không ít áp lực trong công việc. Những áp lực từ phía cuộc sống hàng ngày, gia đình, quan hệ đồng nghiệp…dễ dàng khiến thầy cô cảm thấy ức chế khi quản lý và dạy dỗ học sinh.
Cha mẹ dùng uy của thầy cô giáo để dọa con cái, từ đó khiến các em luôn có cảm giác sợ thầy cô; giữa thầy cô giáo và học sinh có khoảng cách lớn khiến các em không cảm thấy thoải mái trong quá trình trao đổi với giáo viên ở lớp.
Trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là xuất phát từ chính cha mẹ và thầy cô.
Phương pháp giúp các em giảm bớt áp lực học tập?
Tạo cho con không gian học tập riêng: đủ ánh sáng, thoáng, yên tĩnh giúp các con cảm thấy thoải mái trong quá trình tự học ở nhà.
Cha mẹ, thầy cô thay đổi quan niệm về bệnh thành tích với con cái
Không nên giao quá nhiều bài tập, hoặc đăng kí lịch học thêm quá dày khiến các con không có thời gian giải trí, rèn luyện thể dục thể thao.
Cho con tham gia các CLB, lớp học kỹ năng sống, kỹ năng mềm để có sân chơi rèn luyện tư duy và cảm xúc tốt hơn.
Dạy con kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt ở trường.
Mối quan hệ với thầy cô giáo: Lễ phép, vâng lời, thường xuyên tâm sự và hỏi bài thầy cô.
Mối quan hệ với bạn bè: Tự tin, lịch sự, giúp đỡ bạn bè, thảo luận bài tập với bạn.
Dạy con kỹ năng tự học
Dạy con cách xây dựng thời gian biểu học tập: Gồm chương trình đang học, ôn lại các chương trình đã học, Tạo môi trường học tập trong gia đình: Cha mẹ học, con cái học., cùng nhau nghiên cứu một số chủ đề học tập chung….. Khi kết thúc một học kỳ thì chúng ta nên cho trẻ đi chơi xa , đi du lịch , về quê thăm họ hàng đó cũng là biện pháp giải street cho những giờ học tập căng thẳng của trẻ. Sau những ngày được đi chơi xả street như vậy quay lại với việc học thì trẻ cảm thấy mình thỏai mái hơn trong việc học tập sắp tới.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Gia sư tiếng anh giỏi tại Hà Nội, Tp HCM
Designed by Web20.vn Cooperated with Giải pháp web2.0
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top